Con tôm số 103
Xuất bản tháng 5 – 2020.
Thưa quý vị bạn đọc!
Ngành tôm trải qua một năm 2019 nhiều khó khăn, những tưởng sẽ thay đổi trong năm 2020 này, thế nhưng dịch COVID-19 đã làm đảo lộn tất cả. Hầu hết các thị trường tiêu thụ tôm lớn của Việt Nam hiện vẫn phải căng mình ứng phó với dịch bệnh, việc nới lỏng phong tỏa còn rất hạn chế. Vậy nên, mặc dù nhu cầu tiêu thụ tôm vẫn tăng, nhất là sản phẩm chế biến sâu, thế nhưng, doanh nghiệp Việt Nam vẫn khó xuất bán bởi mọi giao dịch còn hạn chế do vận chuyển trở ngại. Đây là nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp tôm Việt Nam ùn ứ hàng trong kho và dẫn đến thiếu vốn trầm trọng.
Theo dự báo, tôm là sản phẩm thiết yếu và nhu cầu vẫn cao, thế nên tiêu thụ tôm có thể sẽ tăng mạnh khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát. Cũng theo đại diện một số doanh nghiệp, hiện Việt Nam đang có nhiều ưu thế về xuất khẩu tôm khi trong nước đã kiểm soát tốt dịch bệnh, trong khi đó các đối thủ chính là Ấn Độ và Ecuador còn đang áp lệnh phong tỏa khiến sản xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng rất khó để tận dụng được lợi thế này khi sản xuất tôm tại các địa phương đang chậm lại, nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu trong một vài tháng tới.
Hiện nay, diện tích thả nuôi tôm trong nước đang có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài khiến diện tích tôm bị thiệt hại tăng, nên người dân chỉ thả cầm chừng, đợi vào mùa mưa để điều kiện nuôi được đảm bảo. Cùng đó, ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến giá tôm nguyên liệu sụt giảm, cộng với tín hiệu thị trường không sáng cũng làm cho bà con nuôi tôm không dám mạnh tay tái đầu tư…
Nhằm giúp khơi thông sản xuất trong nước và thúc đẩy xuất khẩu, ngành nông nghiệp đã thông qua Hội nghị Triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm năm 2020 để tập hợp ý kiến của các cấp, ngành, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và nông dân để tìm ra phương án tối ưu nhất cho con tôm.
Đây cũng là vấn đề mà Đặc san Con Tôm phát hành tháng 5/2020 đi sâu phản ánh. Cùng đó, nội dung ấn phẩm số này vẫn tiếp tục phong phú với những bài viết phản ánh về ngành tôm thế giới, những công nghệ mới, những bức ảnh đẹp, những mô hình hay… Hy vọng sẽ có thêm góc nhìn hữu ích cho con tôm Việt Nam. Mời các bạn đón đọc!
Để đặt mua báo. Xin liên hệ:
Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:
Điện thoại: 0243 77 11 756
Email: phqc@thuysanvietnam.com.vn hoặc đăng ký trực tiếp qua link sau:
Đăng ký đặt mua Thủy sản Việt Nam
Chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất sau khi bạn điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký.
Trân trọng!
Ban Biên Tập