Con tôm số 129

Xuất bản tháng 7/2022.

Thưa quý vị bạn đọc!

Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh trên tôm nuôi đã bùng phát ở nhiều địa phương, các biện pháp phòng chống dịch bệnh cũng đã được triển khai quyết liệt, tuy nhiên, thiệt hại là điều không thể tránh khỏi. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết bất lợi cùng với việc người nuôi chưa kiểm soát được chặt chẽ các quy định, quy trình nuôi dẫn đến mầm bệnh còn lây lan. Để giải quyết triệt để, người nuôi cần tuân thủ theo hướng dẫn của các đơn vị chức năng, đồng thời phối hợp đồng bộ nhiều biện pháp.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ mới trong nuôi tôm cũng giúp người nuôi giảm thiểu được dịch bệnh, từ đó phát triển ngành tôm bền vững hơn. Ngày 15/7 vừa qua, tại Diễn đàn Tôm Việt được tổ chức tại Bạc Liêu, nhiều doanh nghiệp đã mang tới các giải pháp sáng tạo giúp bà con có một mùa vụ nuôi trồng tốt hơn, đảm bảo sản lượng cung cấp cho thị trường nội địa và quốc tế.

Với xuất khẩu, trong tháng 6/2022, con tôm duy trì mức tăng trưởng 7%, mang về 450 triệu USD, lũy kế 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 2,3 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định xuất khẩu tôm nửa cuối năm sẽ gặp nhiều khó khăn do bài toán thiếu nguồn cung nguyên liệu. Một số doanh nghiệp cũng đang chọn giải pháp tăng tỷ lệ tôm chế biến giá trị gia tăng để khắc phục tình hình.

Ngoài ra, Đặc san Con Tôm tháng 7/2022 vẫn tiếp tục cập nhật tình hình hoạt động của các doanh nghiệp hàng đầu ngành tôm, tình hình giao thương, xuất nhập khẩu, các kỹ thuật nuôi tiên tiến, các biện pháp xử lý dịch bệnh hiệu quả đến từ cả trong và ngoài nước. Kính mời quý độc giả đón đọc.

Để đặt mua báo. Xin vui lòng liên hệ:

Phòng Quảng cáo Phát hành – Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội.

Điện thoại: (024) 377 11 756

Email: phqc@thuysanvietnam.com.vn

Trân trọng!

Ban Biên Tập

Go to Top