Con tôm số 130
Thưa quý vị bạn đọc!
Trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, nuôi tôm sinh thái hiện đang là xu hướng cũng là bước chuyển thích hợp khi Việt Nam sở hữu tới 200.000 ha rừng ngập mặn. Các sản phẩm tôm – rừng được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế sẽ được các doanh nghiệp thu mua với giá cao hơn khoảng 5 – 10% so với sản phẩm truyền thống. Bên cạnh đó, các mô hình tôm – lúa cũng mang lại nhiều kết quả tích cực cho người dân địa phương vùng ĐBSCL. Trong tương lai, khi khắc phục được những khó khăn còn tồn tại, các mô hình nuôi tôm sinh thái còn tiếp tục phát triển hơn nữa.
Còn trong nuôi TTCT, tôm giống vẫn luôn là chìa khóa để mở ra thành công. Do đó, đầu tư chất lượng con giống luôn là vấn đề được người nuôi quan tâm. Tuy nhiên, để thị trường tôm giống trên thế giới bền vững và phát triển hiệu quả, thì cần phải xây dựng kế hoạch bài bản, khớp nối từ người nuôi đến doanh nghiệp và các cơ quan quản lý. Tại hội thảo trực tuyến “Tôm giống: Chiến lược để thành công”, các chuyên gia đầu ngành trên thế giới trong thị trường tôm giống đã chia sẻ nhiều ý kiến, góp ý để nâng hiệu suất tôm bố mẹ, sản xuất tôm giống chất lượng, giúp hạn chế dịch bệnh, đồng thời tối đa lợi nhuận cho người nuôi.
Về xuất khẩu, ngành tôm đã giảm tốc trong tháng 7 vừa qua, thu về 385 triệu USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 2,65 tỷ USD, tăng 22%. Nguyên nhân của sự sụt giảm vẫn là câu chuyện về thiếu hụt nguồn nguyên liệu, áp lực lạm phát và cạnh tranh từ các quốc gia đối thủ.
Ngoài ra, trong Đặc san Con tôm phát hành số tháng 8/2022 này, các chuyên mục dinh dưỡng, khoa học kỹ thuật… vẫn luôn được cập nhật từ các chuyên gia cho bà con nuôi tôm. Kính mời quý độc giả đón đọc.
Để đặt mua báo. Xin vui lòng liên hệ:
Phòng Quảng cáo Phát hành – Tạp chí Con Tôm
Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 377 11 756
Email: phqc@thuysanvietnam.com.vn
Trân trọng!
Ban Biên Tập