Thủy sản Việt Nam số 19 – 2020 (338)
(TSVN) – Xuất bản 1/10/2020.
Thưa quý vị bạn đọc!
Cùng với các lĩnh vực kinh tế khác, ngành thủy sản đang chuẩn bị những bước cần thiết để bước vào sân chơi mới. Các Hiệp định Thương mại tự do mang đến cho thủy sản rất nhiều cơ hội, tuy nhiên, để nắm bắt được các ưu đãi cần rất nhiều thay đổi để đảm bảo đáp ứng được đầy đủ tiêu chuẩn.
Theo chủ trương của ngành thủy sản, những cơ sở nuôi trong quy hoạch, có giấy tờ đất hợp lệ là phải đăng ký và được cấp mã số. Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện cấp mã số cũng rất nan giải, vì phụ thuộc rất lớn vàoquyền sử dụng đất. Vấn đề này xảy ra với cả nuôi tôm, cá tra và nuôi lồng bè. Không được cấp mã số sẽ rất khó để ao nuôi đạt được các chứng nhận quốc tế, phù hợp với yêu cầu thị trường nhập khẩu. Trở ngại này đang được ngành và địa phương tích cực tháo gỡ.
Bạc Liêu là một trong những tỉnh nuôi tôm trọng điểm của cả nước, mục tiêu của tỉnh là trở thành trung tâm công nghiệp tôm cả nước. Để hiện thực hóa điều này, mới đây, UBND tỉnh Bạc Liêu đã phê duyệt đề án xây dựng tôm với vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng. Tỉnh ưu tiên phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao và tôm sinh thái. Đây là động thái để ngành tôm Việt Nam tiến dần đến mục tiêu 10 tỷ USD như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Việt Nam là một quốc gia biển, việc phát triển kinh tế biển là tất yếu. Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, phát triển kinh tế biển xanh ở nước ta không chỉ là đi theo xu hướng tất yếu toàn cầu, mà còn xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, khi nền “kinh tế biển nâu” là “vật cản” trên chặng đường phát triển bền vững. Kinh tế biển xanh lấy môi trường và tài nguyên làm “chất xúc tác” cho tăng trưởng, thoát dần nền “kinh tế biển nâu”, chú trọng tăng cường phúc lợi xã hội lâu dài.
Những nội dung này được chúng tôi đăng tải trên Tạp chí Thủy sản Việt Nam phát hành ngày 1/10; và còn rất nhiều nội dung khác chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc trong số báo này. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý vị.
Để đặt mua báo. Xin liên hệ:
Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:
Điện thoại: 0243 77 11 756
Email: phqc@thuysanvietnam.com.vn hoặc đăng ký trực tiếp qua link sau:
Đăng ký đặt mua Thủy sản Việt Nam
Chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất sau khi bạn điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký.
Trân trọng!