Thủy sản Việt Nam số 23 – 2020 (342)
(TSVN) – Xuất bản 1/12/2020.
Thưa quý vị bạn đọc!
Trải qua gần 2 tháng bão chồng bão, lũ chồng lũ, các tỉnh miền Trung phải gánh chịu thiệt hại nặng nề. Báo cáo thống kê của các địa phương cho thấy, tổng thiệt hại kinh tế ước tính trên 30.000 tỷ đồng; trong đó, giá trị thủy sản thiệt hại khoảng 1.151 tỷ đồng. Cả nước đã và đang chung tay cùng người dân miền Trung tái thiết cuộc sống.
Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm cấp bổ sung 670 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2020 cho 9 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Riêng với ngành thủy sản, Tổng cục Thủy sản đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân để sớm tái sản xuất, trong đó, quan trọng là việc hỗ trợ giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi thủy sản. Tính đến ngày 23/11, các doanh nghiệp đã hỗ trợ được 140 triệu con giống tôm thẻ chân trắng; 50 tấn thức ăn hỗn hợp nuôi tôm nước lợ; 30 tấn hóa chất, sản phẩm xử lý môi trường; tổng giá trị 27,8 tỷ đồng và 600 kg cá bố mẹ (giống cá nước ngọt gồm: chép, rô phi, trắm cỏ) cho các Trung tâm Giống của tỉnh… Hy vọng người dân miền Trung sẽ mau chóng ổn định sản xuất, ổn định đời sống, chuẩn bị đón xuân mới.
Những năm gần đây, nguồn lợi hải sản tiếp tục có dấu hiệu suy giảm về cả trữ lượng, chất lượng; cường lực khai thác ở các vùng biển xa đã vượt quá khả năng cho phép của trữ lượng nguồn lợi. Để nghề khai thác hải sản phát triển bền vững, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong khai thác và bảo quản sản phẩm đặc biệt cần thiết. Từ đó, bảo đảm sản phẩm có tính cạnh tranh cao, chất lượng đáp ứng yêu cầu của các thị trường nhập khẩu khó tính.
Tuy nhiên, để làm được điều này, theo TS Trần Đức Phú, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản, trước tiên cần xây dựng các chương trình/dự án khuyến nông làm mô hình để ngư dân có thể tiếp cận công nghệ mới nhanh nhất, hiệu quả nhất. Cùng đó, tăng đầu tư, hỗ trợ cho ngư dân thử nghiệm áp dụng công nghệ mới… Những việc này cần nhiều thời gian và kinh phí, nhưng cũng cần làm nhanh, bởi điều đó đảm bảo bền vững cho tương lai của nghề khai thác.
Đây là những nội dung chính của Tạp chí Thủy sản Việt Nam số 23 phát hành ngày 1/12/2020. Ngoài ra, ấn phẩm số này tiếp tục gửi đến bạn đọc những thông tin thủy sản trong nước và thế giới, những chia sẻ hữu ích của các nhà khoa học, nhà quản lý và những điển hình trong ngành. Mời các bạn đón đọc!
Để đặt mua báo. Xin liên hệ:
Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:
Điện thoại: 0243 77 11 756
Email: phqc@thuysanvietnam.com.vn hoặc đăng ký trực tiếp qua link sau:
Đăng ký đặt mua Thủy sản Việt Nam
Chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất sau khi bạn điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký.
Trân trọng!
Ban Biên Tập