Thủy sản Việt Nam số 7 (374)

(TSVN) – Xuất bản 1/4/2022.

Thưa quý vị bạn đọc!

Theo Tổng cục Thủy sản, công tác thả giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là tập trung vào 2 thời điểm là mùng 1/4 và ngày Phật Đản. Năm 2022 là năm triển khai Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam trong Quyết định 39 của Thủ tướng Chính phủ và đặc biệt là thực hiện Nghị quyết 36 của Trung ương về Kinh tế biển. Mục tiêu tham gia tái tạo nguồn lợi thủy sản chỉ là một phần quan trọng nhất là ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản để nguồn lợi này sinh sôi và phát triển qua đó tạo sinh kế, đảm bảo thu nhập cho người dân và cộng đồng ngư dân ven biển.

Để hiểu hơn về nội dung này, Thủy sản Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản) qua bài viết phát hành trên số báo ra ngày 1/4/2022 với tiêu đề: Bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng. Cũng nhân kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam (1/4/1959 – 1/4/2022); rất nhiều hoạt động đã được triển khai tại các địa phương trên cả nước, trong đó nổi bật là việc thả giống tái tạo và phục hồi nguồn lợi thủy sản.

2022 được xem là năm bản lề cho việc triển khai phát triển ngành khai thác thủy sản bền vững, khi một loạt các quy hoạch, chương trình, đề án liên quan đến lĩnh vực này được Chính phủ phê duyệt. Vì thế, nhiều giải pháp, kế hoạch đã được bàn luận tại Hội nghị bàn giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản năm 2022 do Bộ NN&PTNT tổ chức mới đây; nhằm tháo gỡ bất cập, nâng cao giá trị cho ngành hàng này. Chia sẻ tại Hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu, Tổng cục Thủy sản phải tính toán cơ cấu lại đội tàu, nghề cá, giấy phép khai thác; quản lý đội tàu gắn truy xuất nguồn gốc hải sản, tập trung xây dựng đề án chuyển đổi nghề. Hạ tầng nghề cá là nhiệm vụ cốt lõi, với 152 cảng cá, 146 khu neo đậu tránh trú bão đã phân loại cụ thể, gắn với phân cấp đầu tư. Bộ sẽ quyết liệt chỉ đạo hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên, đặc biệt là việc duy trì kết nối trong suốt thời gian tàu hoạt động…

Thực tế hiện nay, cơ sở hạ tầng nghề cá và dịch vụ hậu cần nghề cá tại nhiều địa phương trong những năm qua tuy đã được quan tâm đầu tư, nhưng nhìn chung chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản. Chính vì vậy, rất nhiều cảng cá đang xuống cấp trầm trọng, là một trong những rào cản không nhỏ để tiến lên nghề cá hiện đại.

Ngoài ra, trên số báo phát hành này, Tạp chí cũng tiếp tục cập nhật diễn biến thị trường thủy sản Việt Nam và thế giới trước chiến sự giữa Nga và Ukraine; buộc các doanh nghiệp phải tìm cách thích ứng. Cùng đó một loạt thông tin về khoa học kỹ thuật, nổi bật là giải pháp phòng ngừa EMS/AHPND từ Grobest, Vi tảo – thức ăn không thể thiếu cho ấu trùng tôm giống… Mời quý độc giả đón đọc!

Để đặt mua báo. Xin vui lòng liên hệ:

Phòng Quảng cáo Phát hành – Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội.

Điện thoại: (024) 377 11 756

Email: phqc@thuysanvietnam.com.vn

Trân trọng!

Ban Biên Tập

Go to Top